Giờ mở cửa: 08:00 - 22:00 Hotline: 1900.2196
Minh Trí Mobile

Điện thoại màn hình gập hoạt động như thế nào, bạn đã biết hay chưa?

Thứ Tư, 28/12/2022
Trần Quang Cường

Một chiếc điện thoại màn hình lớn thì bạn phải đánh đổi sự nhỏ gọn, chính vì nhu cầu muốn chu toàn cả hai đó mà công nghệ màn hình gập ra đời, phổ biến nhất trong những năm gần đây là hai dòng điện thoại màn hình gập đến từ nhà Samsung: Z Flip và Z Fold. Nhưng màn hình gập hoạt động như thế nào, cùng Di Động Minh Trí tìm hiểu nhé!

Điện thoại màn hình gập hoạt động như thế nào?

Tất cả các loại màn hình dù cứng hay dẻo, phẳng hay cong, có thể cuộn hoặc gập, đa phần đều có cơ chế hoạt động khá giống nhau.

Thực tế, những hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy trên màn hình được tạo nên bởi sự kết hợp của hàng triệu điểm màu, có nhiều cách khác nhau để tạo ra điều này. Vậy nên trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại màn hình khác nhau như OLED, LCD,.. và gần đây hơn là micro-LED và mini-LED, cung cấp khả năng hiển thị đa dạng, sắc nét.

Tấm nền OLED có thể gập trên điện thoại Samsung. (Nguồn ảnh: Trusted Reviews)

Tất cả những điểm màu đó được đặt trên một lớp vật liệu gọi là tấm nền. Nhiều năm về trước, tấm nền là một tấm kính mỏng thuộc loại kính cứng, dễ vỡ, độ bền không cao. Nhưng trong vòng 10 năm gần đây, các nhà sản xuất màn hình đã nghiên cứu và chế tạo ra tấm nền màn hình làm bằng nhựa dẻo có thể uốn cong mà không bị gãy vỡ.

Sự xuất hiện của màn hình nhựa đã dẫn đến sự ra đời của những chiếc điện thoại có màn hình cong độc đáo đầu tiên, nổi tiếng là chiếc Galaxy Note Edge của nhà Samsung ra mắt vào năm 2014.

Galaxy Note Edge màn hình cong ấn tượng của nhà Samsung ra mắt vào năm 2014. Nguồn: Samsung.

Công nghệ dần phát triển, các nhà sản xuất màn hình cũng không ngừng nghiên cứu, đã tìm ra cách để tăng mức độ uốn cong cho màn hình nhựa một cách an toàn. Đặc biệt, chúng cũng giúp giải quyết được vấn đề độ bền, cho phép màn hình uốn cong hàng nghìn lần mà không bị hư hại.

Và đó cũng là bước đệm cho sự ra đời của màn hình gập ngày nay, chúng ta có thể gấp gọn điện thoại mà không lo bị gãy màn hình.

Tấm nền linh hoạt chỉ là một phần nhỏ trong việc chế tạo điện thoại. Các nhà khoa học và kỹ sư còn cần phải giải quyết những vấn đề cực khó nhằn khác như sản xuất tấm nền nhẹ và linh hoạt nhưng phải chịu được áp lực cơ học trong thời gian dài, phải đảm bảo rằng tất cả các thao tác uốn và gập không ảnh hưởng đến chất lượng hiển thị hình ảnh theo thời gian.

Tấm nền OLED linh hoạt có thể uốn cong.

Các nhà kĩ sư phải tạo lớp bảo vệ linh hoạt không kém cho màn hình và đảm bảo rằng tất cả các công nghệ khác được áp dụng cho màn hình vẫn hoạt động bình thường. 

Khi đáp ứng được tất cả các điều này, thì một bộ phận nhân viên khác phải suy nghĩ tìm ra cách kết hợp màn hình linh hoạt vào điện thoại gập trong khi vẫn phải duy trì các tiêu chuẩn cực kì cao mà nhà sản xuất yêu cầu. Quả là một công việc vô cùng khó khăn, vậy nên có thể nói để mang đến chiếc điện thoại màn hình gập hoàn hảo cho người dùng, các hãng sản xuất đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết.

Tìm hiểu sâu hơn về cách hoạt động của màn hình gập

Một điều có thể bạn chưa biết, đó là các màn hình gập hiện nay trên thị trường đều thuộc loại OLED. Màn hình OLED sẽ không có đèn nền như LCD, nhưng thay vào đó, các pixel sẽ tự phát ra ánh sáng khi cấp nguồn cho chúng.

Cũng vì vậy mà tấm nền OLED thường mỏng và nhẹ hơn khoảng 30% so với LCD. Và còn thêm nhiều lợi ích khác nữa, nên OLED đã được lựa chọn để sản xuất màn hình linh hoạt, nhưng màn hình linh hoạt từ tấm nền LCD vẫn tồn tại, nhưng khá ít.

Cấu tạo của màn hình OLED linh hoạt. (Nguồn: AndroidAuthority)

Để hình dung ra cách hoạt động của màn hình gập OLED, ta có thể ví nó như một lớp bánh rất mỏng. Mỗi lớp bánh công nghệ này có một vai trò cụ thể, được ghép lại với nhau thành một gói rất mỏng, chỉ dày bằng một phần milimet.

  • Lớp nền còn được gọi là bo mạch, đây là lớp nền chính của màn hình, hỗ trợ tất cả các lớp khác. Đa phần các thiết bị màn hình gập ngày nay đều sử dụng tấm nền làm bằng nhựa polyme gọi là polyimide (PI). Bởi tính linh hoạt và cách nhiệt, đặc biệt polyimide còn có độ bền cơ học cao và nhiệt độ ổn định.

  • Lớp TFT được dùng trên bề mặt của màn hình, lớp TFT giúp kiểm soát việc cung cấp năng lượng cho từng pixel. Có thể nói nó như một lớp 'lưới điện' kết nối tất cả các pixel trong màn hình. Không giống như LCD, trên màn hình OLED mỗi pixel đều có thể điều khiển riêng lẻ, cho mức tương phản cao và mức tiêu thụ điện năng ở mức thấp.

Màn hình led siêu co giãn royole 2. (Nguồn: AndroidAuthority)

  • Lớp OLED là lớp phát sáng được tạo thành từ các điểm pixel riêng lẻ, mỗi pixel đều bao gồm các pixel phụ gồm 3 màu: đỏ, xanh lá cây và xanh lam. Mỗi pixel có thể đạt được một màu sắc và độ sáng nhất định bằng cách thay đổi lượng điện năng mà các pixel phụ của nó nhận được. Từ đó các pixel kết hợp lại với nhau tạo thành hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy trên màn hình. 

  • Lớp phủ hay còn gọi là lớp đóng gói, đây là lớp niêm phong và bảo vệ các lớp khác. Nó cũng là lớp mà người dùng chạm trực tiếp khi tương tác với màn hình gập, thường được cấu tạo từ polyimide. Gần đây, còn được chế tạo từ kính siêu mỏng UTG. Samsung đã và đang sử dụng loại vật liệu này trên các dòng điện thoại Z Flip và Z Fold mới nhất của mình. 

Những điều thú vị khác về màn hình gập

Màn hình gập hiện nay có hai loại: màn hình gập trong và màn hình gập ngoài. Gập trong như dòng Galaxy Z Flip của Samsung, màn hình được ẩn bên trong thiết bị khi gập lại, thiết kế này góp phần làm tăng độ bền nhưng sẽ có xu hướng dễ tạo ra một nếp nhăn nhẹ trên màn hình.

Galaxy Z Flip4 màn hình gập trong tiện lợi, nhỏ gọn.

Còn màn hình gập ngoài, nổi bật là chiếc Huawei Mate XS 2, màn hình được uốn cong ra bên ngoài, và không để lại nếp nhăn trên màn hình hiển thị. Nhưng vẫn có chút nhược điểm là màn hình sẽ dễ bị trầy xước, gây khó chịu khi sử dụng.

Huawei Mate XS 2 màn hình được uốn cong ra bên ngoài độc đáo.

Đa phần các điện thoại màn hình gập hiện nay trên thị trường đều chỉ có thể gập 1 lần. Nhưng Samsung đã từng hé lộ một mẫu điện thoại có thể gập được hai lần, ba lần, đó là dòng Samsung Flex In & Out sử dụng công nghệ 'multi-foldabe' tạm dịch là gập nhiều lần.

Samsung Flex In & Out sử dụng công nghệ 'multi-foldabe' có thể gập đến hai lần ấn tượng. (Nguồn: AndroidAuthority)

Ngoài ra còn có loại màn hình gập mà không cần 'gập' cực kì độc đáo. Chúng được thiết kế linh hoạt có thể cuộn lại và gần như biến mất bên trong thiết bị, điển hình là chiếc điện thoại OPPO X 2021 đã được OPPO 'nhá hàng' cách đây không lâu.

OPPO X 2021 với màn hình cuộn, có thể ẩn vào bên trong thiết bị. (Nguồn: Frandroid.com)

Ngoài màn hình thì bản lề cũng là một khía cạnh vô cùng quan trọng trong việc sản xuất điện thoại màn hình gập. Các nhà sản xuất đã tốn rất nhiều công sức và tâm huyết để tạo ra những chiếc bản lề cực kì chắc chắn, hoạt động mượt mà, nhất quán và đặc biệt còn phải phù hợp để gắn trên điện thoại mà không mang lại nếp nhăn khó chịu trên màn hình. Một yếu tố khác cũng quan trọng không kém đó là độ bền. Trên thực tế, việc màn hình có thể gập lại sẽ làm cho các bộ phận trong máy có thể bị dịch chuyển, dẫn đến việc các yếu tố bên ngoài như nước, bụi, và các chất gây ô nhiễm các dễ dàng xâm nhập vào thiết bị. Và đã có nhiều trường hợp xuất hiện nhiều mảnh vỡ nằm dưới màn hình, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm của người dùng và việc hỏng màn hình là điều tất nhiên.

Dù vậy với sự phát triển không ngừng của công nghệ và sự phát sinh liên tục trong nhu cầu của người dùng, các hãng sản xuất thiết bị điện tử đều đã và đang tìm cách phát triển theo hướng cho ra mắt càng nhiều các sản phẩm công nghệ có màn hình gập càng tốt. Hứa hẹn trong tương lai chúng ta sẽ được trải nghiệm nhiều thiết bị hiện đại có màn hình gập độc đáo và độ bền cao. 

Tổng kết

Vậy là Di Động Minh Trí đã cùng bạn tìm hiểu cách hoạt động của màn hình gập. Bạn có thích loại màn hình này không? Bạn có dự định sắm một chiếc điện thoại có màn hình tiện lợi như vậy không? Hãy để lại bình luận bên dưới cho mình biết nhé!

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Galaxy S26 tiêu chuẩn sẽ bị khai tử, liệu Samsung có nước đi đúng đắn?

Thứ Năm, 03/10/2024
Minh Đăng

Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc Samsung hiện đang phát triển dòng Samsung Galaxy S25 cao cấp nhất của mình. Dòng smartphone này dự kiến ​​sẽ ra mắt vào đầu...

Đây có thể sẽ là thời điểm ra mắt chip Snapdragon 8s Gen 4, liệu sẽ có gì mới?

Thứ Hai, 30/09/2024
Minh Đăng

Mặc dù Qualcomm vẫn chưa trình làng con chip flagship của năm 2024 - Snapdragon 8 Gen 4, nhưng phiên bản rút gọn của vi...

Không cần quét NFC CCCD vẫn có thể xác thực sinh trắc học ngân hàng được, thử ngay cách này

Thứ Hai, 30/09/2024
Minh Đăng

Bạn đã quá mệt mỏi với việc cứ phải loay hoay mãi mà vẫn không thể quét được NFC trên CCCD gắn chip để cập nhật sinh...

Minh Trí Mobile

GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

Miễn phí ship nội thành Hải Phòng

Minh Trí Mobile

HỖ TRỢ SHIP HÀNG

Nhanh chóng, an toàn

Minh Trí Mobile

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

đến 240 giờ

Minh Trí Mobile

CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

Hàng chính hãng 100%

0
Gọi ngay
Chat ngay
Chat trên Zalo